API là gì? Ví dụ dễ hiểu về API

hexasync api la gi

Tổng quan 

Có rất nhiều ý kiến đánh giá tầm quan trọng của API rằng: “Nếu API không còn nữa thì hành tinh sẽ ngừng quay”. Vậy thì API thực sự gì và nó quan trọng như thế nào? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu về API.

API là gì?

api là gì

API rất đơn giản, nó xuất hiện xung quanh bạn.

Hãy xem những ví dụ sau để hình dung rõ hơn về API:

Tưởng tượng bạn đang tham dự một lễ cưới tại một địa điểm cụ thể. Không gian nơi đám cưới diễn ra chính là “Lập trình ứng dụng – Application Programming”. Ở đây có năm lối đi với các chức năng khác nhau:

  • Lối đi đầu tiên để chào đón khách mời vào khu vực tiệc cưới
  • Lối đi thứ 2 để rời khỏi tiệc cưới
  • Lối thứ 3 dành cho nhân viên (bao gồm MC, quản lý, phục vụ ra vào khu vực bếp để sắp xếp món ăn,…)
  • Hai lối đi cuối kết nối với các khu tiệc cưới khác.

Mỗi lối đi có một dáng vẻ riêng biệt – interface và được dùng để tương tác với khu vực tiệc cưới và tổ chức lễ cưới.

ví dụ về lập trình ứng dụng, ví dụ về api

Phân tích thuật ngữ API

Bạn vừa xem qua cách giải nghĩa khá đơn giản của API, bây giờ hãy cùng đến với định nghĩa chính xác của API trong lĩnh vực công nghệ. 

API là từ viết tắt của Application Programming Interface (giao diện lập trình ứng dụng). Nó có quá chuyên sâu với bạn không?

Không sao, HexaSync sẽ giải thích khái niệm này một cách cụ thể cho bạn. Để hiểu rõ hơn về API, hãy bắt đầu phân tích chính tên gọi của nó: Interface (Giao diện)Application Programming (Lập trình ứng dụng)

Giao diện là gì?

Theo Từ điển Cambridge, giao diện là điểm mà 2 hệ thống, chủ thể, tổ chức,… tiếp xúc và tương tác. Theo định nghĩa này chúng ta có thể thấy rất nhiều ví dụ cho “Giao diện”, chẳng hạn:

Ổ cắm điện là một giao diện

ví dụ về lập trình ứng dụng, ví dụ về api

Các thiết bị điện tiếp xúc với ổ cắm điện để nhận dòng điện cần cho hoạt động của nó. Trong trường hợp này, ổ cắm điện đóng vai trò là một giao diện.

Vòi nước là một giao diện

ví dụ về lập trình ứng dụng, ví dụ về api

Khi mọi người vặn vòi để lấy nước, vòi nước trong trường hợp này đóng vai trò là một giao diện 

Cánh cửa là một giao diện

ví dụ về lập trình ứng dụng, ví dụ về api

Mọi người tiếp xúc với cánh cửa để bước vào nhà. Trong trường hợp này, cánh cửa đóng vai trò như một giao diện 

Màn hình cảm ứng điện thoại thông minh là một giao diện

ví dụ về lập trình ứng dụng, ví dụ về api

Con người tương tác với màn hình điện thoại để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như giải trí, giao tiếp, học tập,… Trong trường hợp này, màn hình điện thoại đóng vai trò là giao diện.

Và rất nhiều giao diện phần cứng trên laptop của bạn 

ví dụ về lập trình ứng dụng, ví dụ về api

Các tín hiệu cơ học, điện và tín hiệu logic tại giao diện cũng như các quy tắc sắp xếp chúng và mô tả giao diện phần cứng (đôi khi được gọi là sự truyền tín hiệu).
Giao diện phần cứng tồn tại trong nhiều thành phần. Giao diện của laptop là một ví dụ. Nó bao gồm:

  • Ổ cắm mạng Ethernet (ở giữa)
  • Cổng VGA
  • Ổ cắm cáp displayport
  • Cổng USB 2.0

Như bạn biết đấy, Giao diện (Interfaces) ở khắp nơi và nó rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hi vọng rằng bạn sẽ hình dung được “Giao diện” là gì qua những ví dụ trên. Và tiếp theo, để hiểu rõ về API, hãy tìm hiểu kĩ hơn về Lập trình ứng dụng (Application Programming).

Lập trình ứng dụng là gì?

Theo Techopedia, một chương trình ứng dụng là một chương trình độc lập, toàn diện và nó đảm nhiệm một chức năng cụ thể trực tiếp cho người dùng. Trong số những người dùng có nhu cầu khác nhau, chương trình ứng dụng có nhiều loại như:

  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
  • Trình duyệt web (Firefox, Chrome, Microsoft Edge…)
  • Trò chơi
  • Google docs, Microsoft Excel…
  • Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
  • Phần mềm kế toán
  • Phần mềm đồ họa
  • Trình đa phương tiện
  • Quản lý cơ sở dữ liệu

Hãy quay lại ví dụ cổ cắm điện để hiểu rõ hơn về lập trình ứng dụng.

ví dụ về api

Như đã đề cập, “Giao diện” trong ví dụ này chính là ổ cắm điện. Vậy điều gì sẽ xảy ra sau khi đưa thiết bị điện tiếp xúc với ổ cắm và bật nó lên?

Cách dòng điện chạy trong hệ thống điện để khi chúng ta cắm thiết bị vào ổ cắm sẽ nhận được nguồn điện – và điều này được gọi là Lập trình ứng dụng. 

Vì vậy ta có thể tóm gọn rằng API là một giao diện dành cho Lập trình để tương tác với ứng dụng 

API của một ứng dụng là bộ mã lập trình cho phép các hệ thống bên thứ 3 tương tác với ứng dụng đó. Nó xác định loại yêu cầu có thể thực hiện được, làm thế nào để thực hiện và dữ liệu sẽ được trao đổi với loại ứng dụng này như thế nào.
Có lẽ chúng ta đã nói quá nhiều về lý thuyết. Để có thể hiểu sâu hơn, hãy cùng xem ví dụ về Google Maps API để biết ứng dụng thường dùng hàng ngày sẽ hoạt động như thế nào nhé!

Một ví dụ về Google Map API

API phổ biến và được mọi người sử dụng rộng rãi, nhưng có lẽ không ai biết đến sự hiện diện và tính năng của nó. Google Maps là một ví dụ, ứng dụng này sử dụng API giúp chúng ta định vị và tìm kiếm địa điểm chính xác.

Tìm kiếm địa chỉ và tuyến đường bằng việc sử dụng API:

Bạn có thường dùng Google Map để tìm kiếm địa điểm vì không biết cách đến đó không? Hãy thử tìm Beehexa và bạn sẽ tìm thấy chúng tôi.

ví dụ về google api

Sử dụng Google Maps API để hiển thị Google Maps

See the Pen Show map on web – Google by niafamhexa (@niafamhexa) on CodePen.

Bạn có thể xem trực tiếp thông tin Google Maps của Beehexa bằng cách click vào đây: Demo on CodePen

Chúng ta có thể thấy div#map trên trang. Nếu Không có Google Map API chúng ta sẽ không nhìn thấy gì trên màn hình cả.

ví dụ về google api

Sử dụng Geocoding API để hiển thị vị trí Beehexa

Khi chúng ta tìm kiếm vị trí của Beehexa trên Google Maps, Google Maps API sẽ lấy dữ liệu từ Google và trả về kết quả  là vị trí của Beehexa trên ứng dụng này. 

Sử dụng Geocoding API

Sử dụng API Google Maps, chúng ta cũng có thể định vị tọa độ của đối tác toàn cầu của Beehexa trên bản đồ.

Sử dụng API Google Maps

Lợi ích của API 

Trong thời đại công nghệ ngày nay, API đã trở thành một chiến lược kinh doanh mới của các công ty. Vậy lý do thật sự là gì? Điều gì khiến mọi người quan tâm API như vậy? Hãy cùng HexaSync điểm qua những lợi ích mà API mang lại nhé:

Tiết kiệm kinh phí

API sẽ giảm đáng kể thời gian và công sức vì với nó, doanh nghiệp sẽ không cần phải bắt đầu lại từ đầu khi tạo ứng dụng ở những nơi khác. Ngoài ra, sử dụng API giúp các developers tập trung tinh chỉnh các tính năng độc đáo của các ứng dụng của họ nhanh chóng hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và cả tiền bạc.

Tăng năng suất

Chúng ta có thể tận dụng các công nghệ hiện đại vượt trội của API và tích hợp chúng vào các ứng dụng của chúng ta để có thể tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất kinh doanh. Cụ thể, các API cung cấp một cơ chế mạnh mẽ để phát triển nhanh hơn, cho phép các nhà phát triển triển khai những chức năng hiện có mà không cần phải bắt đầu lại từ đầu.

Cải thiện kết nối

Chức năng chính của API là kết nối và cho phép các ứng dụng và hệ thống giao tiếp với nhau. Vì thế API hoạt động như một chất kết dính khi một phần mềm hoặc ứng dụng ngắt kết nối trong quá trình truy cập vào môi trường mới. Khi khả năng kết nối được cải thiện, các hoạt động được sắp xếp hợp lý, giúp các doanh nghiệp cung cấp các chức năng mong muốn mà không bị cản trở.

Cải thiện trải nghiệm của khách hàng

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà trải nghiệm của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu, doanh nghiệp đã tận dụng khả năng của API để tạo nên những cách tương tác mới mẻ và hiệu quả với khách hàng của mình. Bên cạnh đó, sử dụng API giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn trải nghiệm của khách hàng, khách hàng có thể tận hưởng sản phẩm và dịch vụ một cách cá nhân hóa.

Đẩy mạnh hoạt động Marketing 

Sử dụng API giúp mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường và tăng tốc độ tiếp cận của chúng ta. API tăng khả năng kết nối và cộng tác, vì thế họ sẽ giảm thiểu được thời gian cần thiết để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hoặc tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ mới. 

Cuối cùng

Theo Forbes, API đang chiếm trọn hành tinh khi mà các công ty công nghệ dẫn đầu cuộc khảo sát thì có khoảng 96% nhà phát triển dự định sử dụng API nhiều hơn hoặc tương tự vào năm 2021 và hơn hẳn 2020. Bên cạnh đó, các nhà phát triển dịch vụ tài chính (94%), viễn thông (89%) và chăm sóc sức khỏe (86%) cũng đưa ra kế hoạt sẽ duy trì việc sử dụng API của họ. 

Tóm lại, API đóng một vai trò quan trọng như một chất xúc tác cho sự phát triển của các doanh nghiệp, mở ra nhiều cơ hội để mở rộng quy mô và thúc đẩy đổi mới. API đóng một vai trò rất lớn và chúng sẽ phát huy tác dụng khi chúng ta tận dụng và coi trọng nó. (Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem thêm ở video dưới)

API đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và các nhân viên cho dù là tích hợp trong nội bộ hay tích hợp với đối tác, hoặc truy cập công cộng. Do vậy các công ty nên dành nhiều sự quan tâm đến API.

Làm thế nào để nhiều hơn 2 ứng dụng có thể giao tiếp với nhau và chia sẻ dữ liệu. Điều này yêu cầu sự giao tiếp giữa các API và vì thế “Tích hợp API” là điều thiết yếu . Trong các bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ làm rõ về chủ đề này  

hexasync artboard 1 copy 3

Table of Contents

Các bài viết liên quan