Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Trong đó, tích hợp ERP trở thành nước cờ đầu được các doanh nghiệp ưu tiên. Vậy làm thế nào để kết nối ERP trong hệ thống quản trị doanh nghiệp, và vai trò của việc làm này là gì? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây!
1. Định nghĩa về ERP
ERP là viết tắt của cụm từ Enterprise Resource Planning – Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, phần mềm ERP bao gồm rất nhiều phân hệ khác nhau để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp, bao gồm các chức năng về tài chính, nhân sự, kho vận, vật tư, sản xuất…
ERP bao gồm rất nhiều phân hệ khác nhau để phục vụ nhu cầu doanh nghiệp.
Chính vì vậy, ERP chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ. Việc tích hợp ERP mở ra một con đường mới cho các doanh nghiệp tiến hành số hóa – xu hướng tất yếu mà trong thời đại mới mà các doanh nghiệp buộc phải tham gia.
2. Vai trò của tích hợp ERP trong chuyển đổi số doanh nghiệp
Chuyển đổi số là khái niệm không còn mới, nhưng làm thế nào để bắt đầu quá trình chuyển đổi số lại là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Trong số rất nhiều phương pháp, tích hợp ERP được các doanh nghiệp lựa chọn bởi nhiều ưu thế nổi bật mà các con đường khác khó lòng đáp ứng. Trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, hệ thống ERP thể hiện vai trò quan trọng và vượt trội hơn hẳn so với phương pháp quản trị truyền thống, tiêu biểu như:
2.1. Đồng bộ hóa hệ thống nguồn lực doanh nghiệp
Vai trò cốt lõi và cơ bản nhất của ERP là kết nối ERP cho phép doanh nghiệp đồng bộ hóa các nguồn lực một cách đơn giản và nhanh chóng. Nếu như cách quản trị truyền thống phân chia riêng biệt các nguồn lực tài chính, nhân sự, vật tư…, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc rà soát và phối hợp giữa các bộ phận, thì tích hợp ERP đem đến một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.
ERP là giải pháp đồng bộ hóa nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả
ERP giúp doanh nghiệp kết nối tất các phòng ban, các nguồn lực trên một hệ thống chung, cập nhật và xử lý thông tin nhanh chóng và thúc đẩy quá trình làm quản trị nguồn lực theo quy trình chung dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể kham khảo để biết thực trạng sử dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
2.2. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
Việc đồng bộ hóa hệ thống nguồn lực bằng tích hợp ERP giúp doanh nghiệp giảm tải khối lượng công việc rất lớn so với cách quản trị truyền thống, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình vận hành nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao và tính linh hoạt lớn.
Tích hợp giúp tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp đều có thể khai thác các nguồn lực phục vụ cho công việc chung. Đồng thời, hệ thống ERP cũng góp phần quan trọng vào việc hoạch định nguồn lực, lên kế hoạch, lịch trình sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận khi vận hành.
Một ưu điểm nữa khi kết nối ERP vào hệ thống quản trị doanh nghiệp là nâng cao khả năng tính toán chính xác các nguồn tài chính và vật tư cần thiết dựa trên lịch sử vận hành, từ đó lên kế hoạch sử dụng hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được các khoản chi phí phát sinh ngoài ý muốn, đáp ứng đúng tiến độ sản xuất, tiến độ bán hàng mà không tốn quá nhiều nguồn lực về nhân sự hay vật tư mà mối liên kết giữa các bộ phận – phòng ban là yếu tố cốt lõi.
3. Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi triển khai tích hợp ERP?
Để hệ thống ERP vận hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến nhiều yếu tố. Trong đó 4 nhân số sau đây cần được đặc biệt chú ý:
- Xác định và hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp.
- Truyền thông và thuyết phục nhân sự + các thành phần liên quan về lợi ích của việc kết nối ERP, đảm bảo sự đồng thuận của tất cả các thành viên, bộ phận trước khi áp dụng.
- Đảm bảo tài nguyên và quy trình quản lý được thực hiện đúng trình tự, phù hợp với cách thức vận hành của hệ thống ERP.
- Luôn sẵn sàng liên hệ với tư vấn viên cung cấp dịch vụ khi cần để giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng nhất.
Chuyển đổi số là hành trình mà các doanh nghiệp bắt buộc phải trải qua. Để không trở thành người “chậm chân”, tích hợp ERP là con đường nhanh nhất mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Liên hệ ngay để được tư vấn về ERP và phương pháp thành công. Để biết nhiều thêm các thông tin và tài liệu liên quan bạn có thể truy cập HexaSync Blogs hoặc để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.