Theo Thông tư 78 và Nghị định 123 mới nhất của Bộ Tài chính, tất cả các hóa đơn điện tử đã được tạo theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC phải chuyển đổi hoàn toàn sang TT78 mới nhất đã ban hành. Trong bài viết này HexaSync sẽ trình bày chi tiết lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử và 6 bước chuyển đổi theo Thông tư 78 và Nghị định 123.
Lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử giai đoạn 2 theo Thông tư 78 và Nghị định 123 (Mới nhất)
Ngày 24/2/2022 vừa qua, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định 206/QĐ-BTC triển khai áp dụng hoá đơn điện tử giai đoạn 2 cho tất cả DN/tổ chức kinh tế, hộ/cá nhân kinh doanh trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với lộ trình thực hiện từ tháng 04/2022.
Trước đó, ngày 21/11/2021, Tổng cục thuế đã triển khai hệ thống hoá đơn điện tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh và Bình Định.
Tính đến ngày 31/3/2022, 100% số tổ chức, doanh nghiệp ( DN) , hộ gia đình và cá nhân kinh doanh tại 6 tỉnh, thành phố đã thực hiện chuyển qua dùng HĐĐT. Trên đà thành công đó, Tổng cục Thuế đặt ra mục tiêu đến 1/7/2022 sẽ đạt 100% số lượng doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá thể kinh doanh trên cả nước chuyển sang sử dụng hoá đơn điện tử.
Các bước chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123
Dưới đây là cách sử dụng HĐĐT điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2021/NĐ-CP mà các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh nên lưu tâm.
Bước 1: Xác định đối tượng áp dụng HĐĐT có mã và không có mã
Để xác định doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân kinh doanh của mình thuộc diện sử dụng HĐĐT điện tử có mã hay không có mã của cơ quan thuế, các doanh nghiệp cần xác định:
- Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: Doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện ngừng sử dụng hoá đơn theo quy định thì phải đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế (kể cả đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và trường hợp được cơ quan thuế cấp HĐĐT có mã theo từng lần phát sinh).
- Đối tượng sử dụng hình thức hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
- Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực: Điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính tín dụng, giáo dục, du lịch, dịch vụ lữ hành, hệ thống siêu thị, khách sạn, đại lý hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ phải có đủ điều kiện về hạ tầng về CNTT.
- Doanh nghiệp bắt đầu áp dụng hoá đơn điện tử sau khi nhận được thông báo chấp thuận của cơ quan thuế.
Bước 2: Lập Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT để nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hoá đơn
Người nộp thuế lập tờ khai Đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT (đính kèm tại Phụ lục IA Nghị định 123/2021/NĐ-CP) gửi tới Cơ quan Thuế.
Lưu ý, có thể đăng ký trực tuyến tại trang thông tin điện tử của Tổng cục thuế (https://www.gdt.gov.vn/wps/portal) hoặc qua phần mềm hoá đơn điện tử hiện doanh nghiệp đang sử dụng.
Sau đó, Cơ quan thuế sẽ phản hồi Người nộp thuế qua văn bản điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT về việc “ Đồng ý ” hay “ Từ chối ” việc đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử của Doanh nghiệp trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được tờ khai đăng ký mẫu 01/ĐKĐT-HĐĐT của doanh nghiệp.
Bước 3: Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ/phần mềm HĐĐT phù hợp
Sau khi được CQT thông báo đồng ý tham gia dùng hoá đơn điện tử, các doanh nghiệp/cá nhân cần liên hệ ngay với đơn vị là các nhà cung cấp hoá đơn điện tử uy tín do Tổng Cục Thuế chỉ định để mua và sử dụng hoá đơn điện tử theo mẫu Thông tư 78 mới nhất.
Bước 4: Thực hiện huỷ bỏ hoá đơn giấy, hoá đơn điện tử mẫu cũ
Doanh nghiệp/cá nhân tiến hành thủ tục huỷ bỏ hoá đơn giấy và hoá đơn điện tử thông tư cũ còn tồn đọng theo mẫu TB03AC có trong HTKK để nộp cho CQT.
Bước 5: Lập, xuất hoá đơn điện tử theo TT78 và chuyển cho KBNN
Người nộp thuế tiến hành thiết lập và in hoá đơn điện tử theo đúng Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2021/NĐ-CP để cung cấp cho doanh nghiệp.
Bước 6: Lập báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn mẫu BC26 lần cuối cho hoá đơn giấy và HĐĐT cũ theo TT32 khi hết thời hạn nộp
Nội dung trên là tổng hợp tất cả các bước để chuyển đổi hóa đơn theo TT78 và Nghị định 123 mới nhất của Bộ Tài Chính. Hy vọng HexaSync đã giúp bạn tiết kiệm được thời gian trong quá trình chuyển đổi hóa đơn điện tử. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hóa đơn điện tử và các phần mềm hệ thống hóa đơn điện tử phổ biến năm 2022.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tham khảo nhiều hơn các thông tin liên quan, vui lòng truy cập vào trang Blog của HexaSync và cập nhật những bài mới nhất.