Lợi ích vượt trội của việc ứng dụng tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh

TOP 10 lưu ý đặc biệt khi sử dụng CRM mà doanh nghiệp cần biết

Bạn có biết, tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh sẽ đem lại vô vàn lợi ích vượt trội mà doanh nghiệp của bạn không thể bỏ lỡ? Vậy tích hợp CRM là gì? Làm thế nào để tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh? Sau khi tích hợp, CRM mang lại lợi ích như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp tổng thể trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ!

CRM là gì? Tích hợp CRM là gì?

CRM hay còn gọi là Quản lý quan hệ khách hàng, được dịch và viết tắt từ cụm từ Customer Relationship Management trong Tiếng Anh. CRM đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với khách hàng, giúp gia tăng doanh số thông qua các dữ liệu khách hàng như sở thích, hành vi, hoạt động, lịch sử mua hàng… Đây là cầu nối quan trọng giúp phát triển các chương trình promotion, xây dựng cảm tình với thương hiệu, thậm chí là xử lý khủng hoảng.

CRM là gì?

Tích hợp CRM là việc kết nối phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng với một phần mềm thứ 3 hoặc kết nối trực tiếp phần mềm CRM vào hệ thống quản trị sẵn có của doanh nghiệp. Điều này giúp phần mềm CRM mở rộng thêm các chức năng, cũng như doanh nghiệp có thể khai thác và tận dụng tối ưu lợi ích từ CRM. Đó là lý do nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn phương án tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh của mình.

Lợi ích khi tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh

Khi được tích hợp vào trình quản lý kinh doanh, CRM đem lại rất nhiều lợi ích vượt trội mà có thể chính bản thân doanh nghiệp cũng không thể ngờ tới. Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp lại có xu hướng tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh của mình. Nói đến lợi ích của hoạt động này, những lợi ích sau đây được xem là nổi trội và dễ nhận thấy nhất:

Tạo ra tính kết nối giữa hoạt động marketing và hoạt động bán hàng

Việc tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh cho phép doanh nghiệp có cái nhìn toàn hiện hơn về khách hàng tổng thể, phân loại được khách hàng dựa trên sở thích, hành vi của họ… Đây là bước cơ bản để doanh nghiệp có thể phân tích, xây dựng các chương trình, kế hoạch một cách tự động hóa. Sự phân tích dựa trên các số liệu CRM giúp các chương trình marketing được tác động “sát sườn” hơn đến khách hàng, quy trình bán hàng tự động cũng có thể xây dựng trực tiếp từ các số liệu này. Điều này tạo nên sự đồng bộ trong 2 hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, vừa độc lập vừa hỗ trợ lẫn nhau và đem lại lợi ích doanh số tối đa cho doanh nghiệp.

Lợi ích của CRM và tích hợp CRM

Tận dụng lợi thế mà Big Data đem lại

Big Data có thể là một giải pháp tốn kém cho doanh nghiệp, nhưng bù lại Big Data có thể tăng doanh số trực tiếp cho doanh nghiệp. Nếu hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, Big Data có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp phân nhóm khách hàng, thu hút khách hàng tiềm năng, đề xuất sản phẩm phù hợp, remarketing, thiết lập chiến lược giá, quản lý điểm bán, quản lý chuỗi cung ứng, xử lý tồn kho…

Nếu tận dụng được những lợi thế này, doanh nghiệp gần như đã bước chân vào cánh cửa tự động hóa, giúp quy trình vận hành thông minh và linh hoạt hơn, khả năng ứng biến trong các hoàn cảnh cung tốt hơn, từ đó hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Có thể bạn chưa biết, việc tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh được chỉ ra là giúp nâng cao trải nghiệm tích cực của khách hàng hiệu quả hơn. Tài nguyên dữ liệu khách hàng nghèo nàn khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng trong việc triển khai các chương trình chăm sóc, quản lý khách hàng, thậm chí quy trình bán hàng luôn không được tối ưu do không nắm được thói quen và hành trình mua hàng phổ biến.

Khi tích hợp CRM, các thông tin về khách hàng sẽ được đồng bộ trên trình quản lý kinh doanh. Điều này có thể thay đổi toàn bộ cục diện doanh nghiệp nhờ những phân tích chi tiết và chính xác về khách hàng. Nếu tận dụng được tài nguyên này, bạn có thể xây dựng các chính sách khách hàng thông minh và phù hợp để tạo nên mối quan hệ chân thành, thân thiết với khách hàng. CRM có thể trở thành trung tâm tiếp nhận và xử lý thông tin trong trình quản lý kinh doanh, từ đó giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải, đem đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng qua mỗi vòng đời.

Gia tăng khách hàng tiềm năng

Không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được lợi thế từ danh sách khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên việc tích hợp CRM cho phép doanh nghiệp mở rộng danh sách này một cách đơn giản hơn rất nhiều so với hoạt động truyền quản trị truyền thống.

Phần mềm CRM cho phép quản lý và phân loại khách hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau. Bằng cách đó, xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng dựa trên hành vi của họ. Các chương trình trên CRM giúp phân tích khách hàng, từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình thu hút, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Gia tăng dịch vụ khách hàng cũng là một trong những bước quan trọng giúp mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp mà bạn có thể sử dụng với CRM.

Làm thế nào để tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh?

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần mềm, việc tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh ngày càng trở nên đơn giản. Tùy theo tình hình của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các hình thức tích hợp CRM khác nhau. Trong số đó có thể kể đến một số hình thức tích hợp như sau:

Tích hợp CRM với Email

Email Marketing là một trong những hình thức marketing – sale hiệu quả đang được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng. Các nhân viên sale cũng thường tận dụng kênh này để tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên thực tế rằng việc triển khai email không đúng cách dẫn đến hiệu quả không cao vẫn đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp.

Với việc tích hợp CRM vào Email, bạn có thể dễ dàng truy cập vào các tài khoản email của mình, lưu trữ các thông tin khách hàng, dữ liệu chương trình, biểu mẫu hay templates, lịch hẹn và hàng ngàn tiện ích khác rất dễ dàng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất công việc đáng kể cho doanh nghiệp.

Tích hợp CRM với Social

Các hoạt động trên mạng xã hội luôn có tác động trực tiếp tới khách hàng. Tuy nhiên việc target đúng đối tượng lại không phải điều dễ dàng bởi nhiều marketer, thậm chí toàn bộ doanh nghiệp có thể “lầm tưởng” về tập khách hàng của hộ. Đó là lý do vì sao việc tích hợp CRM vào mạng xã hội lại quan trọng với doanh nghiệp đến thế.

CRM cho phép bạn biết được thông tin về hành vi và sở thích của khách hàng, từ đó có chiến lược nội dung, chiến lược tiếp cận phù hợp. Bên cạnh đó, việc quản lý tự động đăng bài, tự động phân tích và trích xuất báo cáo cũng được thực hiện nếu tiến hành tích hợp.

Tích hợp biểu mẫu và thu thập dữ liệu

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của CRM là thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng. Đó là lý do vì sao việc tích hợp biểu mẫu và thu thập dữ liệu với CRM lại quan trọng đến thế. Những biểu mẫu khảo sát được tích hợp này giúp doanh nghiệp tìm hiểu thêm về khách hàng như thông tin cơ bản, nhu cầu, sở thích, đánh giá với doanh nghiệp hay các yếu tố chưa hài lòng, từ đó tổng hợp và đưa ra các phân tích cụ thể. Các thông tin khách hàng sẽ được đồng bộ với hệ thống quản lý kinh doanh nói chung của doanh nghiệp và được sử dụng cho các hoạt động bán hàng sau này.

Các cách tích hợp CRM vào trình quản lý kinh doanh

Tích hợp CRM với website và các nền tảng thương mại điện tử khác

CRM cung có thể được tích hợp với website và các nền tảng thương mại điện tử khác để hỗ trợ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Tích hợp CRM đóng vai trò quan trọng trong việc thấu hiểu khách hàng trên các nền tảng này. Việc đồng bộ hóa thông tin trên các nền tảng với nhau tạo ra một nguồn dữ liệu khách hàng khổng lồ mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tạo ra các chương trình bán hàng tổng thể trên tất cả các nền tảng, tạo nên sự thống nhất mà vẫn đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Tích hợp công cụ giao tiếp nội bộ

Các công cụ giao tiếp nội bộ cung có thể được tích hợp với CRM để tạo ra quy trình làm việc thuận lợi hơn. Tính liên kết giữa phần mềm quản lý và phần mềm giao tiếp tạo ra một nền tảng chung mà ở đó, nhân sự có thể tương tác, xử lý, hỗ trợ và hợp tác với nhau mà không cần chuyển qua lại giữa các ứng dụng. Đặc biệt là trong việc xử lý các vấn đề của khách hàng, đây sẽ là phương án hiệu quả để tối ưu thời gian, giúp đơn giản hóa công việc và đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Tích hợp CRM với sự kiện

Nếu doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các chương trình, sự kiện cho khách hàng thì việc tích hợp CRM với sự kiện là điều cần thiết. Nằm trong quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, sự liên kết này đem đến nhiều lợi ích thống nhất như quy trình bán vé tự động, quy trình đăng ký, quy trình tiếp nhận, quy trình quản lý check in – check out…

Thông tin chi tiết của sự kiện sẽ được ghi nhận lại để tạo thành hệ thống dữ liệu quan trọng để xây dựng quy trình liên hệ với khách hàng trong tương lai mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ.

Ngoài ra, quá trình tích hợp này cũng giúp doanh nghiệp lên lịch, tạo nhắc hẹn, tạo chiến dịch và báo cáo hiệu quả. Do đó, tích hợp CRM với sự kiện mà một quy trình hữu ích doanh nghiệp nên thực hiện.

Kết luận

Tích hợp CRM đem lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp mà các phần mềm khác khó có thể làm được. Vậy nên nếu đang sử dụng phần mềm CRM độc lập với trình quản lý kinh doanh, bạn nên cân nhắc việc tích hợp này để tạo nên hệ thống thông tin đồng bộ, thống nhất, tận dụng các nguồn lực sẵn có từ khách hàng và các dữ liệu khác để tối ưu hoạt động kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp.

Để biết nhiều thêm các thông tin và tài liệu liên quan bạn có thể truy cập HexaSync Blogs hoặc để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.

hexasync artboard 1 copy 3

Table of Contents