Tích hợp CRM với ERP – Doanh nghiệp nên hay không?

hexasync so sanh crm voi erp dieu gi lam nen su khac biet

Hai phần mềm CRM và ERP ngày càng trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp ngày nay. Với nhiều đặc điểm và lợi ích nổi trội, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng song song cả 2 phần mềm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các nhà quản lý vẫn chưa có cái nhìn chính xác về 2 phần mềm này. Hiểu rõ về 2 hệ thống phần mềm này sẽ giúp doanh nghiệp quyết định được việc có nên tích hợp CRM với ERP hay không, từ đó đem lại những thay đổi hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Tích hợp CRM với ERP – Xu hướng chuyển đối số được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Hệ thống CRM là gì?

CRM là viết tắt của cụm từ Customer Relationship Management – Quản lý và quan hệ khách hàng. Trong các doanh nghiệp ngày nay, CRM là một hoạt động quan trọng giúp tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, từ đó gia tăng doanh số cũng như tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh khác. Có thể nói CRM là cầu nối giúp doanh nghiệp đến gần hơn đến khách hàng.

Hệ thống ERP là gì?

ERP được rút gọn từ cụm từ Enterprise Resource Planning – Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp. ERP giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực, từ đó đem lại doanh số, tối ưu chi phí, cũng như tiết kiệm thời gian và nhân lực cho mọi hoạt động trong hệ thống. Tính kết nối có thể coi là ưu thế nổi bật nhất của ERP – yếu tố giúp các doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng phần mềm này trong hệ thống quản trị.

Tích hợp CRM với ERP là xu hướng hiện nay của nhiều doanh nghiệp

Tích hợp CRM với ERP như thế nào?

Có thể nói, CRM và ERP là 2 thành tố không thể thiếu để hoàn thiện hệ thống phần mềm cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Nhận thấy điều này, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tích hợp CRM với ERP để đồng bộ hệ thống phần mềm quản trị, cũng như đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Tuy nhiên để tiến hành tích hợp CRM với ERP, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng nhu cầu và mong muốn để đưa ra phương án phù hợp nhất.

Việc hợp nhất 2 phần mềm CRM và ERP đòi hỏi một quá trình thực hiện và làm quen trước khi các lợi ích được thể hiện rõ ràng. Một điều chắc chắn doanh nghiệp cần tính đến là việc tích hợp CRM vào ERP chỉ nên dừng lại ở một mức độ nhất định, cần thiết và hợp lý. Thay vì tích hợp toàn bộ hệ thống CRM với kho dữ liệu khổng lồ, việc tích hợp các hạng mục cơ bản và quan trọng với tính liên kết cao sẽ là lựa chọn thông minh hơn cả.

Lợi ích khi tích hợp CRM với ERP mà doanh nghiệp không thể bỏ qua

Tích hợp CRM với ERP cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó có thể kể đến những lợi ích cơ bản như sau:

Tích hợp CRM với ERP đem lại nhiều lợi ích mà doanh nghiệp không thể bỏ qua

Tích hợp các thông tin tài chính

Việc tích hợp thông tin tài chính của phần mềm CRM với ERP cho phép doanh nghiệp đồng bộ hóa dữ liệu khách hàng, cũng như tương quan tài chính giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong phương pháp quản trị truyền thống, doanh nghiệp thường phải dùng nhiều phần mềm, mỗi phần mềm lại có hệ thống chi phí, doanh thu, lợi nhuận… khác nhau, gây khó khăn trong quá trình tổng hợp và tính toán thông tin tài chính. Việc tích hợp CRM với ERP sẽ giải quyết được vấn đề này, từ đó nâng cao hiệu quả cho hoạt động tài chính của công ty.

Tích hợp đơn đặt hàng đa kênh

Các doanh nghiệp truyền thống thường có nhiều kênh bán hàng khác nhau, từ đó các đơn đặt hàng phát sinh từ mỗi kênh sẽ sử dụng một hệ thống riêng để quản trị. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống sản xuất, phân phối, vận chuyển… cũng được phân chia thành nhiều kênh khác nhau. Việc vận hành này gây ra nhiều khó khăn như chồng chéo đơn hàng, tỉ lệ lỗi phát sinh cao, và điều này có thể được khắc phục bằng việc tích hợp CRM với ERP. Một hệ thống quản lý đơn hàng chung cho phép doanh nghiệp tiếp nhận và xử lý các đơn hàng nhanh chóng hơn, ít phát sinh lỗi hơn, và đẩy nhanh tiến trình bán hàng cũng như trải nghiệm khách hàng nói chung.

Thông tin khách hàng chi tiết và hệ thống hóa

Các phần mềm ERP hiện nay trên thị trường hầu hết đều được trang bị công cụ quản lý thông tin khách hàng. Điều này giúp việc tích hợp CRM vào ERP đơn giản, dễ dàng và đem lại hiệu quả cao hơn. Thông tin liên hệ, lịch sử đặt hàng, yêu cầu khi giao, đánh giá về sản phẩm, dịch vụ… và tất cả những lịch sử khác của khi khách hàng tương tác với hệ thống kinh doanh của bạn sẽ được ghi lại và tổng hợp đầy đủ. Nhờ đó, việc phân tích nguồn dữ liệu khách hàng trở nên khách quan, dễ dàng và có hệ thống hơn. Điều này giúp doanh nghiệp có được nguồn data chất lượng, chính xác để đưa ra các chương trình bán hàng hiệu quả dựa trên thông tin và hành vi khách hàng.

Đơn giản hóa quy trình hoạt động

Một trong những lợi ích của việc tích hợp CRM với ERP mà các doanh nghiệp có thể nhận thấy là quy trình hoạt động được đơn giản hóa hơn rất nhiều so với trước đây. Khi sử dụng 2 phần mềm riêng biệt, việc kết nối giữa các bộ phận sẽ phụ thuộc vào quy trình của 2 phần mềm. Tức là nhân sự vận hành, ứng dụng xử lý, hoạt động doanh nghiệp… đều sẽ phải làm quen với cả 2 hệ thống.

Trong khi đó, khi tích hợp CRM với ERP, doanh nghiệp sẽ có được hệ thống cơ sở dữ liệu chung, cho phép liên kết và đồng bộ quy trình của bộ phận chức năng trong cùng hệ thống, từ đó đơn giản hóa quy trình hoạt động. Thay vì phải làm việc với 2 hoặc nhiều quy trình khác nhau, nhân sự vận hành chỉ cần làm quen với duy nhất một quy trình, từ đó tiết kiệm được thời gian, gia tăng hiệu suất công việc tối đa.

Tăng tính bảo mật cho dữ liệu

Một lý do nữa khiến các doanh nghiệp hiện nay lựa chọn phương án tích hợp CRM với ERP là khả năng bảo mật dữ liệu sẽ được nâng cao thông qua quá trình này. Dữ liệu được tập trung và đồng bộ hóa trên cùng một phần mềm sẽ dễ dàng quản lý hơn so với việc các dữ liệu nằm rải rác trên nhiều phần mềm khác nhau. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp nên tích hợp các phần mềm đang sử dụng vào ERP, và CRM cũng không phải là ngoại lệ.

Các nhà cung cấp ERP hàng đầu hiện nay

Để tiến hành tích hợp CRM với ERP, cần lựa chọn một hệ thống ERP phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm ERP, trong đó có thể kể đến một số cái tên nổi bật sau đây:

Tìm hiểu về Top các ERP hàng đầu trên thị trường

SAP

SAP là một ERP hàng đầu được các doanh nghiệp tin dùng. Ưu điểm của SAP là sử dụng bộ nhớ trong, khả năng định hướng dạng cột và công nghệ liên kết, nhờ đó tăng tốc độ truy xuất dữ liệu khi sử dụng. Nhờ những tính năng này, SAP giúp giải phòng nguồn tài nguyên công nghệ thông tin cho doanh nghiệp. Ngoài ra SAP cũng có giải pháp ERP trên đám mây để củng cố cấu trúc hệ thống của doanh nghiệp và cung cấp chức năng toàn diện cho các ông ty vừa và nhỏ.

Oracle ERP Cloud

Đây là một trong những ERP trên đám mây nổi tiếng nhất hiện nay. Nền tảng của Oracle có tính toàn diện, ổn định, tiện ích bằng việc tích hợp rất nhiều tính năng vào ERP. Dù là với doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ, Oracle ERP Cloud đều là một lựa chọn phù hợp và thông minh bởi hệ thống quy trình, triển khai, lên kế hoạch và thiết lập KPI hiệu quả.

Microsoft

Không chỉ nổi tiếng với hệ điều hành và các phần mềm văn phòng, Microsoft cũng là một trong những nhà cung cấp ERP hàng đầu. Với ưu thế về phần mềm, ERP của Microsoft cho phép việc sử dụng và tích hợp dễ dàng dựa trên hành vi người dùng. Bên cạnh đó, mạng lưới khách hàng và đối tác của Microsoft cũng rất rộng lớn với độ uy tín cao, giúp doanh nghiệp của bạn có thể yên tâm về chất lượng và khả năng vận hành của ERP.

Infor

Dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường nhưng Infor đã nhanh chóng giành được niềm tin của các doanh nghiệp nhờ việc cung cấp ERP chất lượng. Infor cung cấp hệ thống ứng dụng đồng bộ dành riêng cho từng doanh nghiệp theo nhu cầu. Với các doanh nghiệp sản xuất, ERP của Infor càng thể hiện hiệu quả rõ rệt nhờ tính quy trình thông minh và linh hoạt. Theo dõi tồn kho, quản lý chuỗi cung ứng, lên chiến lược thực hiện… là những tính năng nổi bật của ERP này.

IFS

Cũng là một trong các ERP hàng đầu, IFS sở hữu những đặc điểm tính năng riêng mà đủ để cạnh tranh với các ERP khác trên thị trường, thậm chí vượt trội hơn hẳn. Điểm nổi bật nhất trong ERP của IFS là quy trình đầu – cuối hoàn thiện. Vì lý do này, các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh, hoặc các ngành hàng đóng gói với quá trình vật tư – sản xuất – đóng gói – vận chuyển – phân phối phức tạp.

Workday

Tiền thân là công ty cung cấp các phần mềm quản lý nguồn lực nhân sự, Workday dần phát triển thêm hệ thống ERP cho các doanh nghiệp. ERP của Workday đầy đủ và rất linh hoạt trong mọi trường hợp. Ưu điểm của hệ thống này là khả năng mở rộng mạng lưới các phần mềm tích hợp. ERP này nổi bật bởi khả năng quản lý tài chính, tuy nhiên các phần mềm tích hợp khác như truyền thông, dữ liệu, sản xuất, tài nguyên năng lượng… cũng được đánh giá rất cao từ các doanh nghiệp đã sử dụng.

Tóm tắt

CRM và ERP có những khác biệt nhất định vậy nên tích hợp CRM với ERP là một hành trình dài mà doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ càng và cẩn trọng trong mỗi bước tiến. Tuy nhiên đây là quá trình tất yếu mà doanh nghiệp phải trải qua nếu muốn tối ưu hóa hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Để có được báo cáo chính xác cũng như dự đoán các trường hợp vận hành, ERP thống kê số liệu một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra những phân tích thông minh và kế hoạch cụ thể, nhờ vậy doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược cụ thể, chi tiết và đúng đắn nhất.

Để biết nhiều thêm các thông tin và tài liệu liên quan bạn có thể truy cập HexaSync Blogs hoặc để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.

hexasync artboard 1 copy 3

Table of Contents