Thương mại điện tử đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, biểu hiện từ những giao dịch hằng ngày đến các tiệc mua sắm trong các dịp lễ có quy mô lớn. Ở quốc tế nói chung, và Việt Nam nói riêng, thì các sàn thương mại điện tử đang ngày càng trở nên bùng nổ, phát triển không ngừng, thúc đẩy công cuộc cách mạng mua sắm trực tuyến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Top 5 các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử là gì?
Theo khoản 9 điều 3 của Nghị định 52/2013?NĐ-CP có định nghĩa rằng: “Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.”
Có thể hiểu rằng, tại các sàn thương mại điện tử, người dùng có thể là người bán, hoặc người mua tiến hành trao đổi hàng hóa, và giao dịch thông qua mạng internet. Các sàn thương mại điện tử không chỉ là nơi mua bán trực tuyến mà còn là nơi giới thiệu sản phẩm, trao đổi các thông tin hữu ích.
Bảng xếp hạng các sàn thương mại điện tử tại thị trường việt nam
Khi nói đến các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, có một số cái tên nổi bật không thể không nhắc đến. Dựa trên các tiêu chí như lượng truy cập, đánh giá của người dùng, và phạm vi sản phẩm, các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki, và Sendo đang dẫn đầu thị trường. Mỗi nền tảng có những đặc điểm riêng biệt, phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Việt Nam.
Theo Advertising Vietnam, tính đến tháng 8/2023, Shopee vẫn chiếm lĩnh top 1 bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử với 71,07 điểm, Tiktok Shop chiếm vị trí thứ 2 và Lazada chiếm vị trí thứ 3 với số điểm tương ứng là 70,92 và 28,20. Chúng ta có thể thấy rằng, tuy Tik tok Shop “sinh sau đẻ muộn” nhưng đang dần dần trở thành kênh mua sắm cực khủng, và có khả năng vượt lên Shopee.
Lợi ích của các sàn thương mại điện tử
Đối với người tiêu dùng
Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Sự tiện lợi trong việc mua sắm từ xa, khả năng so sánh giá cả và sản phẩm một cách dễ dàng, và sự đa dạng trong lựa chọn là những yếu tố chính thu hút người tiêu dùng. Không chỉ vậy, các chương trình khuyến mãi và giảm giá thường xuyên cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn của sàn thương mại điện tử.
Đối với người bán
Đối với người bán, sàn thương mại điện tử mở ra một kênh phân phối mới, giúp họ tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi hơn. Nó cũng giảm bớt chi phí vận hành và cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng tham gia vào thị trường. Hơn nữa, sàn thương mại điện tử cung cấp dữ liệu quý giá về hành vi và sở thích của khách hàng, giúp người bán tối ưu hóa chiến lược kinh doanh của mình.
Top 5 các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
Shopee
Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á, bao gồm cả thị trường Việt Nam. Được thành lập vào năm 2015 bởi tập đoàn Sea Group, Shopee cung cấp một nền tảng mua sắm trực tuyến đa dạng, kết nối người mua và người bán từ khắp khu vực.
Theo các chuyên gia dữ liệu Metric, trong quý 3/2023, Shopee đạt 43 nghìn tỷ đồng doanh thu với gần 500k sản phẩm đã bán. Bên cạnh đó, Shopee là sàn thương mại điện tử có lượng truy cập tự nhiên lên đến 15.9 triệu/tháng, nhờ vào các chiến lược tiếp thị như Chương trình Shopee Affiliate, các chương trình khuyến mãi Flash Sale, lắc xu,…
Với Shopee, người dùng có thể trao đổi với đa dạng danh mục hàng hóa, đặc biệt là các danh mục có doanh thu cao nhất:
- Thiết bị điện gia dụng
- Điện thoại & Phụ kiện
- Thời trang nữ
- Nhà cửa & Đời sống
- Sắc đẹp
Ưu điểm của Shopee
- Shopee có giao diện dễ sử dụng, thân thiện với người dùng
- Thường xuyên có các chương trình giảm giá, flash sale và voucher
- Sản phẩm đa dạng, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng
- Thủ tục đăng ký bán hàng đơn giản và cung cấp nhiều công cụ và hỗ trợ để mở rộng kinh doanh
- Tiếp cận với số lượng lớn khách hàng trên trang thương mại
Nhược điểm của Shopee
- Shopee chưa có quy trình đảm bảo nghiêm ngặt, một số sản phẩm có chất lượng không được đồng đều
- Khả năng cạnh tranh cao
- Một số trường hợp giao hàng có thể gặp trục trặc hoặc chậm trễ
- Mặc dù có nỗ lực cải thiện, nhưng dịch vụ khách hàng vẫn còn phản hồi trái chiều từ người dùng
Shopee tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, không chỉ nhờ vào sự đa dạng sản phẩm mà còn qua việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và hỗ trợ người bán, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành thương mại điện tử tại đây. Bên cạnh đó, các chủ cửa hàng còn có thể tận dụng khả năng tích hợp Shopee với các phần mềm, hệ thống khác, đồng bộ hóa dữ liệu sản phẩm, đơn hàng, tồn kho của mình.
TikTok shop
TikTok Shop là một tính năng thương mại điện tử tích hợp trực tiếp vào ứng dụng Tik Tok, cho phép người dùng mua sắm sản phẩm ngay trên nền tảng này. Nó kết hợp giữa nội dung video sáng tạo và khả năng mua sắm trực tuyến, tạo ra một trải nghiệm mua sắm độc đáo.
Trong năm 2023, TikTok Shop có doanh thu đạt 10 nghìn tỷ đồng (theo các chuyên gia dữ liệu Metric) với hơn 83 nghìn sản phẩm đã bán. Dù chỉ mới ra mắt từ năm 2022, nhưng Tik Tok Shop nhanh chóng trở thành đối thủ nặng ký trong ngành thương mại điện tử khi chiếm thị phần lên đến 16%/năm.
Top 5 các danh mục có doanh thu cao nhất:
- Sơ sinh & thai sản
- Đồ gia dụng & nội thất
- Thức ăn & đồ uống
- Trang phục nam, nữ
- Chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc cá nhân
Ưu điểm của Tik Tok Shop
- Tích hợp nội dung và mua sắm: kết hợp giữa xem video và mua sắm tạo trải nghiệm độc đáo
- Tiếp cận khách hàng mục tiêu: Người dùng có thể tiếp cận lượng lớn khách hàng mục tiêu trên Tiktok dễ dàng hơn
- Đăng ký tài khoản bán hàng miễn phí, và chỉ mất 1% phí bán hàng. Do đó, người bán có thể tận dụng tối đa ngân sách cho quảng cáo Tiktok
- Tương tác cao: Nội dung video tạo cơ hội tương tác cao giữa người bán và người mua
Nhược điểm của Tik Tok Shop
- Cạnh tranh nội dung: Cần nội dung sáng tạo và nổi bật để thu hút người xem
- Quản lý chất lượng: Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm từ nhiều người bán khác nhau có thể là thách thức
- Phụ thuộc vào xu hướng: Doanh thu có thể phụ thuộc nhiều vào xu hướng và sự thay đổi của người dùng Tik Tok
- Đa số người dùng Tik Tok là những bạn nhỏ, nên có tỉ lệ hủy đơn, boom hàng cao hơn các nền tảng khác
Tiktok Shop đang ngày càng trở nên phổ biến khi tích hợp cùng với nội dung giải trí, thu hút lượng lớn người xem và thôi thúc người mua sớm đưa ra quyết định
Lazada
Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á, bao gồm cả thị trường Việt Nam. Được thành lập vào năm 2012 và hiện là một phần của tập đoàn Alibaba, Lazada cung cấp một nền tảng mua sắm trực tuyến đa dạng, kết nối người mua và người bán từ khắp khu vực.
Theo báo cáo Metric, quý 3/2023, Lazada đạt doanh thu hơn 8.7 nghìn tỷ đồng với tổng số sản phẩm đã bán ra là 57.178 sản phẩm từ nhiều danh mục mặt hàng. Bên cạnh đó, Lazada có lượt truy cập tự nhiên cao, trung bình khoảng 8.9 triệu/tháng.
Top 5 danh mục sản phẩm có doanh thu cao nhất
- Giày dép & quần áo nữ/nam
- Điện tử và công nghệ
- Đồ gia dụng
- Bách hóa
- Làm đẹp
Ưu điểm của Lazada
- Lazada cung cấp một loạt sản phẩm đa dạng, từ các thương hiệu địa phương đến quốc tế
- Quy trình kiểm duyệt người bán nghiêm ngặt, do đó sản phẩm thường sẽ được đảm bảo chất lượng hơn
- Thường xuyên có các chương trình giảm giá và ưu đãi lớn
- Có hệ thống giao hàng rộng khắp và hiệu quả
- Đội ngũ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng chất lượng và uy tín
Nhược điểm của Lazada
- So với sàn S thì thủ tục đăng ký bán hàng phức tạp hơn
- Hầu hết tập trung marketing và các chính sách ưu đãi cho toàn bộ các sản phẩm mà không các nhân hóa cho từng đối tượng
- Quy trình giao hàng lâu hơn các sàn khác
- Ưu tiên người mua hơn người bán
- Chi phí giao nhận vận chuyển khá cao
Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Alibaba, sàn thương mại điện tử Lazada trong tương lai sẽ tiếp tục tập trung vào công nghệ, logistics và cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn. Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể tận dụng khả năng tích hợp Lazada với các phần mềm hệ thống khác, đồng bộ dữ liệu trong thời gian thực.
Tiki
Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2010. Ban đầu, Tiki bắt đầu như một trang web bán sách trực tuyến, nhưng nhanh chóng mở rộng sang các danh mục sản phẩm khác, bao gồm điện tử, thời trang, đồ gia dụng, và nhiều hơn nữa.
Theo báo cáo Metric, quý 3/2023, Tiki đạt doanh thu hơn 599 tỷ đồng với tổng số sản phẩm đã bán ra là 2.252 sản phẩm từ nhiều danh mục mặt hàng. Bên cạnh đó, Tiki có lượt truy cập tự nhiên khá cao, trung bình khoảng 8.3 triệu/tháng.
Top 5 danh mục sản phẩm bán chạy
- Làm đẹp – sức khỏe
- Điện gia dụng
- Điện thoại – Máy tính bảng
- Đồ chơi – Mẹ & bé
- Nhà sách Tiki
Ưu điểm của Tiki
- Chiết khấu cao với những người kinh doanh sách
- Có quy trình kiểm duyệt về nguồn gốc và chất lượng các sản phẩm đăng bán, tạo sự uy tín cho người mua
- Tỉ lệ đổi trả hàng thấp, chỉ dưới 1%
Nhược điểm của Tiki
- Tiki không phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ và chưa có giấy phép kinh doanh
- Chính sách mở cửa hàng yêu cầu nhiều giấy kiểm duyệt phức tạp và khó khăn
- Các mặt hàng chưa được đa dạng như các sàn khác
- Người bán phải tốn thêm phí cố định và hoa hồng
- Thời gian giao nhận vận chuyển khá lâu
Sàn thương mại điện tử Tiki hoàn toàn có thể củng cố vị thế của mình tại thị trường Việt Nam nhờ tập trung vào chất lượng dịch vụ, khả năng giao hàng nhanh, và mở rộng thêm danh mục sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng khả năng tích hợp Tiki với các nền tảng khác, tối ưu hóa quy trình quản lý và kinh doanh bán hàng.
Sendo
Sendo, một sàn thương mại điện tử khác phổ biến tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2012 bởi FPT Group. Sendo hướng đến việc cung cấp một thị trường trực tuyến cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ.
Theo báo cáo Metric, quý 3/2023, Lazada đạt doanh thu hơn 29 tỷ đồng với tổng số sản phẩm đã bán ra là 159 sản phẩm từ nhiều danh mục mặt hàng. Bên cạnh đó, Sendo có lượt truy cập tự nhiên cao, trung bình khoảng 622K/tháng.
Top 5 các danh mục bán chạy
- Thời trang và phụ kiện
- Điện tử và công nghệ
- Đồ gia dụng và nội thất
- Mỹ phẩm và đồ chăm sóc cá nhân
- Sản phẩm dành cho mẹ và bé
Ưu điểm của Sendo
- Miễn phí mở cửa hàng
- Chính sách đổi trả hàng hóa thuận lợi
- Chính sách bảo mật thông tin tốt
Nhược điểm của Sendo
- Các gói Marketing chưa thực sự hiệu quả
- Chính sách giao hàng khó khăn cho cả người mua lẫn người bán
- Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm chưa nghiêm ngặt
- Tỷ lệ hoàn hàng 20% khá cao so với các nền tảng khác
Kết luận
Thương mại điện tử không chỉ là một phần của cuộc cách mạng số mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành thói quen mua sắm của người dân Việt Nam. Sự đa dạng giữa sàn thương mại điện tử không chỉ giúp người tiêu dùng lựa chọn được nơi mua sắm phù hợp mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cải thiện và phát triển dịch vụ của mình.