Top 5 lý do cần ứng dụng thương mại điện tử vào doanh nghiệp

hexasync top 5 ly do can ung dung thuong mai dien tu vao doanh nghiep

Tổng quan

Trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua Internet đang là xu hướng đầy triển vọng không chỉ trên thị trường trong nước mà cả quốc tế. Theo báo “Research and Market”, 16.6 nghìn tỷ USD là con số thị trường thương mại điện tử toàn cầu đạt được trong năm 2022. Theo dự báo, doanh thu thương mại điện tử toàn cầu 2025 dự kiến đạt 70% so với năm 2020, đóng góp 24,5% vào doanh thu bán lẻ toàn cầu (2021 đạt mức 17,8%). 

Thương mại điện tử không còn là tương lai mà nó chính là hiện tại của chúng ta, triển khai thương mại điện tử là một trong những chiến lược kinh doanh không nên bỏ lỡ. Trong bài viết lần này, chúng tôi mang đến “Top 5 lý do cần ứng dụng thương mại điện tử vào doanh nghiệp” với mong muốn giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng trong quản trị kinh doanh

Thương mại điện tử là gì và nó hoạt động như thế nào?

Đầu tiên hãy cùng hệ thống lại cách hiểu của bạn về thương mại điện tử. Không có một định nghĩa cố định nào về loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên tất cả các khái niệm trên đều có chung một cốt lõi là mua và bán hàng hóa, dịch vụ và thông tin thông qua internet và các phương tiện điện tử khác. 

Một số trang thương mại điện tử thông dụng có thể kể đến như: Amazon.com, Ebay.com, Amazon.co.jp, Rakuten.co.jp,…

Thương mại điện tử rất phổ biến với nhiều lợi ích như kinh doanh trực tuyến – internet marketing, thương mại di động. Bạn có thể hình dung nó tồn tại thông qua 2 dạng sau:

  • Thông qua ứng dụng di động, trang web đến chatbot, trợ lý giọng nói,…người bán tổ chức mua sắm bán lẻ trực tuyến trực tiếp đến người tiêu dùng
  • Người bán thuộc thị trường trực tuyến, là nơi diễn ra nhiều hoạt động bán hàng của bên thứ 3 

Cùng xem người dùng suy nghĩ như thế nào về thương mại điện tử thông qua cuộc khảo sát của Nguồn tài nguyên trực tuyến hàng đầu GetApp. Nghiên cứu toàn diện về “Người tiêu dùng online và thói quen của họ” cho biết,  có đến 53.1% người dùng thích tìm kiếm và mua hàng online cho thấy sức hút mạnh mẽ của các cửa hàng trực tuyến.

Vậy vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp là gì? Đừng bỏ qua những thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời phù hợp bạn nhé!

Khảo sát GetApp về người tiêu dùng online và thói quen của họ

Top 5 lý do cần ứng dụng thương mại điện tử vào doanh nghiệp 

Quy trình mua hàng diễn ra nhanh hơn 

Với chiếc điện thoại quen thuộc hàng ngày, khách hàng sẽ có thể xem bất kỳ mặt hàng nào và ở bất kỳ thời điểm nào họ muốn. Thay vì đến trực tiếp cửa hàng thực của bạn, bằng cách truy cập internet khách hàng hoàn toàn có thể xem các sản phẩm từ xa. 

Tại cửa hàng trực tuyến, danh sách sản phẩm chi tiết (đánh giá, video giới thiệu, thời gian giao hàng dự kiến,…) giúp khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm và mọi thông tin về nó trong 

Với mô hình này, tỷ lệ khách hàng tiềm năng chủ động tìm đến bạn cao hơn. Đồng nghĩa với việc so với cửa hàng trực tiếp, nhân viên tiết kiệm rất nhiều thời gian như tư vấn lặp lại các thông tin cơ bản. Việc bạn cần bây giờ hãy tận dụng lợi thế thiết kế cửa hàng và làm sao để thu hút khách hàng nhất có thể. Chẳng hạn:

  • Sử dụng hình ảnh rõ nét, chất lượng cao, thống nhất về kích thước cho các sản phẩm
  • Mỗi biến thể của sản phẩm cần được thể hiện rõ bằng hình ảnh 
  • Tùy chỉnh danh sách sản phẩm hấp dẫn hơn với các ưu đãi, giảm giá,…

Tăng trải nghiệm khách hàng 

Hình thức kinh doanh hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào mức độ hài lòng của khách hàng. Hãy đánh giá trải nghiệm khách hàng thông qua những đặc điểm nổi bật của thương mại điện tử bạn nhé.

Top 5 lý do cần ứng dụng thương mại điện tử vào doanh nghiệp

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Kinh doanh trên nền tảng internet giúp theo dõi và ghi lại thói quen của khách hàng, tạo cơ hội điều chỉnh bản tin, gợi ý sản phẩm cũng như các ưu đãi và mọi thứ khác. Giúp bạn phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. 

Các từ khóa mà khách hàng quan tâm đều được ghi nhớ và dựa trên đó để gợi ý các sản phẩm tương tự, đính kèm khuyến mãi,… tất cả tạo nên một hành trình cá nhân hóa cho khách hàng. Điều này cũng thôi thúc họ thêm sản phẩm vào giỏ hàng, tăng tỷ lệ thanh toán.

Thị trường trực tuyến luôn có các đánh giá của người dùng đi trước, đó cũng là một trong những cách giúp khách hàng xác định đâu là sản phẩm phù hợp với mình.

Đáp ứng nhu cầu khách hàng và thị trường nhanh hơn 

Thực tế, các trang thương mại điện tử phục vụ 24/7 giúp khách hàng có thể truy cập ở bất kỳ thời điểm nào, xem thông tin bất kỳ sản phẩm và đồng thời thanh toán ngay khi cần. Đây cũng là ưu điểm giúp tăng khả năng kiếm lợi nhuận và khách hàng tiềm năng, đồng thời giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của mình.

Một trong những công cụ giúp hỗ trợ khách hàng 24/7 bạn có thể tham khảo như chatbot, trợ lý giọng nói, chats,… Với sự hỗ trợ của chatbot, trợ lý giọng nói, bạn sẽ nhanh chóng tiếp cận với nhu cầu của khách hàng cũng như phản hồi nhanh chóng bằng cách thêm sản phẩm vào kho. Tùy vào từng nhu cầu cụ thể, tạo và điều chỉnh ưu đãi nhanh chóng sẽ thu hút nhiều khách hàng, tăng cơ hội tạo thêm doanh thu. 

Ngoài ra, thị trường thương mại điện tử trang bị cho cửa hàng trực tuyến của bạn giải pháp quản lý vận chuyển hoặc hệ thống phân phối hiệu quả, đảm bảo mọi đơn hàng của khách hàng được thực hiện trơn tru. 

Giảm chi phí hoạt động 

Top 5 lý do cần ứng dụng thương mại điện tử vào doanh nghiệp

Đúng vậy, một trong những điểm thu hút lớn nhất của thương mại điện tử chính là giảm chi phí. Các khoản phí như tiền thuê mặt bằng, sửa chữa, thiết kế cửa hàng, kho hàng,…là điều hiển nhiên mà chúng ta cần chi trả để duy trì một cửa hàng thực. Tuy nhiên ngay cả khi đầu tư nhiều vào cả dịch vụ, kho hàng lẫn nhân lực, bạn vẫn không nhận lược được lợi nhuận và ROI như ý muốn.

Sỡ dĩ kinh doanh trực tuyến chiếm ưu thế bởi chi phí vận hành đã được giảm thiểu đáng kể. Điều này khá dễ hiểu đúng không, bạn không cần chi trả các khoản về bảo vệ, bảo trì… cửa hàng. Thay vào đó, khoảng 2 đến 3 người đảm nhiệm chăm sóc cửa hàng thương mại điện tử là mọi thứ có thể diễn ra tự động. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bán không cần phải đầu tư vào kho. Đây chính là lý do chính giúp giá tiêu chuẩn cửa cửa hàng trực tuyến thấp hơn cửa hàng trực tiếp.

Tạo cơ sở dữ liệu khách hàng

Nắm bắt thông tin khách hàng không còn khó khăn như trước nhờ vào các hoạt động giao dịch diễn ra trên nền tảng trực tuyến. Khi đăng ký trong một webshop, người dùng thường xuyên được yêu cầu nhập dữ liệu về bản thân. Những dữ liệu như thói quen, mong muốn tiêu dùng, ý kiến phản hồi về sản phẩm,…  giúp doanh nghiệp có ưu thế vượt trội hơn so với hình thức giao dịch truyền thống. 

Những thông tin quý giá này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bạn mang lại trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng mức độ gắn bó của khách hàng sẵn có. 

Cơ sở phát triển doanh nghiệp

Với sự hỗ trợ của công nghệ, bạn sẽ dễ dàng tổ chức và phát triển ý tưởng của doanh nghiệp với các ưu điểm như tiết kiệm chi phí, với nhiều thủ thuật giúp sản phẩm tiếp cận nhanh hơn đến khách hàng bằng cách điều chỉnh nội dung và quảng cáo, tăng lượng khách hàng tiềm năng.

Đặc biệt, bạn nên cân nhắc việc tận dụng điểm mạnh của hệ thống khác vào cửa hàng của bạn. Bạn hoàn toàn có thể tích hợp hệ thống thương mại điện tử với các phần mềm quản lý bán hàng, chăm sóc khách hàng,… giúp tự động hóa quy trình kinh doanh, nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 

Tích hợp Thương mại điện tử dễ dàng hơn với nền tảng tích hợp dữ liệu HexaSync 

Nền tảng tích hợp dữ liệu HexaSync

Để triển khai xu hướng thương mại điện tử hiệu quả hơn, tích hợp với các hệ thống khác là một trong những quyết định đẩy nhanh doanh thu cho doanh nghiệp.

Bạn có thể tham khảo thêm giải pháp tích hợp dữ liệu đa nền tảng HexaSync. Hoạt động như một phần mềm trung gian, HexaSync giúp kết nối cửa hàng trực tuyến của bạn với nhiều hệ thống, ứng dụng khác nhau như CRM, POS, ERP,… một cách dễ dàng

Với tính năng Monitoring mạnh mẽ của HexaSync, bạn có thể theo dõi và quản lý chính xác chiều di chuyển dữ liệu. Nó giúp bạn hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình tích hợp, phát hiện lỗi đồng bộ từ đâu cũng như đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Đồng hành với HexaSync, bạn có thể hợp lý hóa các quy trình khác nhau dựa trên ngân sách và mong muốn của doanh nghiệp như đơn đặt hàng, thông tin sản phẩm và thông tin tồn kho,… Bạn có thể xem xét một số hệ thống phù hợp với cửa hàng thương mại điện tử của bạn từ hồ sơ tích hợp của HexaSync tương tự như Haravan

Kết luận 

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ chuyển đổi số, xu hướng thương mại điện tử sẽ còn mở rộng và phổ biến hơn nữa trên toàn thế giới. Các chuyên gia đánh giá rằng, việc sử dụng nguồn lực hiện có, đặc biệt là thông tin một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết lần này đã giúp bạn hiểu điểm mạnh của thương mại điện tử, giúp bạn đưa ra quyết định triển khai một cách hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thông tin nào liên quan hoặc về tích hợp thương mại điện tử thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với HexaSync tại đây, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn với các bản demo chi tiết và hướng dẫn hoàn toàn miễn phí.

hexasync artboard 1 copy 3

Table of Contents